Trẻ bị rụng tóc vành khăn khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng bởi đây có thể là dấu hiệu của con bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, thiếu hụt canxi. Tuy nhiên tình trạng rụng tóc nhiều này còn đến từ yếu tốt khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đầy đủ nhất về tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh này.
Hầu hết các mẹ khi gặp hiện tượng trẻ rụng tóc vành khăn đều cho rằng trẻ đang thiếu hụt vitamin D và canxi. Tuy nhiên theo các chuyên gia còn nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng này. Và sau đây là một số nguyên nhân chính khiến trẻ bị rụng tóc.
Do chênh lệch hormone
Đây là tình trạng rụng tóc do sinh lý ở trẻ và là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân của tình trạng rụng tóc này ở trẻ là sự chênh lệch hormone trong quá trình ở trong bào thai và khi ra bên ngoài.
Như chúng ta đã biết tóc của trẻ được hình thành và phát triển ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Và trong giai đoạn này sự sinh trưởng của tóc phụ thuộc hoàn toàn vào sự cung cấp dưỡng chất của người mẹ. Vì vậy khi sinh ra dưỡng chất này không còn như trước nữa xảy ra tình trạng hormone bị chênh lệch và khiến cho tóc rụng.
Tóc ở trẻ có thể rụng theo mảng, rụng hình vành khăn hoặc rụng khắp đầu. Tut nhiên tình trạng này sẽ sớm chấm dứt và tóc mọc bình thường trở lại nên ba mẹ không cần quá lo lắng.
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc sinh lý do thay máu tóc
Khi thai nhi được 24 tuần tuổi, đây là giai đoạn trẻ trong bụng mẹ bắt đầu mọc tóc. Toàn bộ sự phát triển của trẻ đều phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ, tóc của trẻ mọc ra cũng phụ thuộc vào hàm lượng hormone của mẹ.
Sau khi được sinh ra, trong quá trình phát triển tóc của trẻ không còn được hormone của mẹ nuôi dưỡng nữa, do đó mà sẽ xuất hiện tình trạng rụng tóc máu ở trẻ. Với nguyên nhân rụng tóc này thì mẹ hoàn toàn có thể an tâm do tóc có thể mọc lại ngay sau đó.
Trẻ bị rụng tóc vành khăn do thiếu hụt vitamin D và Canxi
Với những trẻ 4 tháng tuổi trở lên mà rụng tóc thường là dấu hiệu cho thấy hàm lượng vitamin D, canxi trong cơ thể trẻ đang bị thiếu hụt. Để nhận biết được tình trạng này ba mẹ có thể quan sát trẻ có kèm theo các biểu hiện như: trẻ hay quấy khóc, trẻ ngủ đêm hay bị giật mình, có bướu nhô rõ ở đỉnh đầu và trán, xương hộp sọ mềm và bị bẹp bất thường.
Bên cạnh đó, trẻ có thể có các biểu hiện khác như chậm mọc răng, chậm biết lẫy (xoay người ngửa thành úp), biết bò hoặc chậm biết đi hơn so với bình thường hoặc trẻ có thể bị táo bón.
Nếu trẻ gặp phải các biểu hiện này, ba mẹ nên sớm đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và có biện pháp chăm sóc hợp lý, kịp thời.
Tóc mỏng và nằm nhiều ở một tư thế
Phần lớn thời gian của bé là nằm ngửa, đầu trẻ giữ nguyên một vị trí, vùng gáy tiếp xúc với gối trong gian dài gây khó khăn cho khả năng mọc tóc và là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị rụng tóc ở vùng sau gáy. Đối với trẻ có sợi tóc mảnh mai, dễ rụng thì hay xuất hiện tình trạng này hơn các trẻ có tóc cứng và chắc khỏe.
Tuy nhiên tình trạng này cũng không đáng lo ngại. Phần tóc rụng của trẻ sẽ nhanh chóng mọc lại sau một thời gian ngăn. Khi trẻ lớn hơn, có thể thay đổi nhiều tư thế ngủ khác nhau tình trạng này sẽ tự chấm dứt.
Khắc phục tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ
Hiện tượng con nhỏ dưới 6 tháng tuổi bị rụng tóc ít hay nhiều, rụng tóc hình vành khăn hay rụng tóc đơn thuần thì mẹ không cần quá lo lắng. Bởi đây chỉ là hiện tượng sinh lý tự nhiên. Tuy nhiên mẹ cũng có thể có những giải pháp làm hạn chế tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ như:
- Mẹ nên thay đổi tư thế nằm khi bé thức giấc: Cụ thể mẹ có thể cho bé nằm tư thế nằm úp khi con thức giấc và trong lúc con chơi đùa. Chỉ sa một thời gian mẹ sẽ thấy tóc bớt rụng. Và khi con khoảng 10 tháng đến 1 tuổi hiện tượng rụng tóc này sẽ giảm và biến mất vì con có nhiều tư thế nằm khác do đã phát triển thêm kỹ năng vận động, lăn lộn khi ngủ.
- Mẹ cũng không cần bổ sung thêm các dưỡng chất cho con vì theo lời khuyên của các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe trẻ sơ sinh thì hiện tượng rụng tóc không cần bổ sung thêm gì cả. Đặc biệt là không bổ sung thuốc canxi. Bởi mẹ cần hiểu đơn giản đây là bé đang phát triển hoàn toàn tự nhiên và bình thường.
- Việc bổ sung thuốc tùy tiện các sản phẩm dưỡng chất một cách không khoa học sẽ làm tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ em thêm phức tạp. Bên cạnh đó vô tình mẹ làm cho con từ bình thường lại bị mắc thêm các bệnh về da đầu khác.