Rụng tóc là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng có thể trở thành bệnh nếu lượng tóc rụng nhiều bất thường. Vậy làm thế nào để phân biệt rụng tóc sinh lývà rụng tóc bệnh lý?
Rụng tóc sinh lý là gì?
Thông thường, yếu tố di truyền quyết định đến số lượng và kiểu tóc của mỗi người. Khi sinh ra, mỗi người có trung bình từ 100.000 – 120.000 nang tóc có thể phát triển thành tóc trên da đầu.Mỗi sợi tóc sẽ có chu kỳ sống từ 2-6 năm (thời gian tóc mọc ở nữ thường kéo dài hơn ở nam). Tại một thời điểm, trên một mái tóc có đến 85-95% tóc đang ở giai đoạn mọc (anagen), 1-2% ở giai đoạn ngưng (catagen) và 5-10% tóc ở giai đoạn nghỉ, chờ rụng (telogen). Vì quá trình mọc và rụng tóc diễn ra đồng thời nên trong trường hợp sinh lý bình thường, lượng tóc hầu như không thay đổi. Mỗi ngày, một cọng tóc sẽ dài thêm 0.35mm, tức là khoảng 1cm/1 tháng. Trung bình mỗi ngày có 30-100 sợi tóc sẽ bị rụng đi, và cũng có chừng đó tóc được mọc thêm. Do đó, chẳng có gì đáng lo ngại nếu bạn thấy tóc rụng vài chục sợi mỗi ngày. Bởi đó chính là rụng tóc sinh lý.
Khi nào thì rụng tóc trở thành bệnh lý?
Trong trường hợp tóc rụng bất thường với một số dấu hiệu sau, bạn nên cảnh giác và tìm cách cải thiện kịp thời:
- Tóc rụng trên 100 sợi/ngày và rụng liên tục trong thời gian dài. Tóc thường rụng từng nhúmmỗi lúc gội đầu, vuốt tóc, chải tóc… Tóc rụng cả khi tóc ướt lẫn tóc khô.
- Tóc thưa dần, sợi tóc mỏng, yếu, dễ đứt gãy. Ở nữ, tóc thưa có thể thấy da đầu. Ở nam tóc rụng từng mảng, có thể dẫn đến hói đầu nhẹ.
- Tóc sau khi rụng thì chậm mọc lại, tại một số vị trí có khi không thấy tóc mọc trở lại.
Ngoài ra, chúng ta có thể tự kiểm tra và đánh giá mức độ bệnh rụng tóc bằng cách kẹp một lọn tóc khoảng 10 sợi giữa hai ngón tay cái và tay trỏ rồi kéo mạnh. Nếu có hơn 2 sợi bị rụng thì đây là dấu hiệu xấu báo hiệu chân tóc yếu, nguy cơ rụng tóc bệnh lý.
Phát hiện bệnh rụng tóc càng sớm, cơ hội lấy lại mái tóc đẹp càng caoTheo các nghiên cứu,bệnh rụng tóc có nguyên nhân từ sự suy yếu của tế bào mầm tóc. Trong đó, các yếu tố tác động khiến tế bào mầm tóc suy yếu thường bắt nguồn từ sự rối loạn thần kinh nội tiết (khác nhau ở nam và nữ), di truyền, stress, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, viêm nhiễm… Khi tế bào mầm tóc suy yếu, tóc không thể hoạt động đúng chu trình dẫn đến tóc dễ rụng, mọc chậm và sợi tóc mảnh hơn bình thường. Do đó, để phòng ngừa bệnh rụng tóc từ gốc và toàn diện, cần tìm ra giải pháp để bảo vệ và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển bằng các dưỡng chất chuyên biệt riêng cho nam và cho nữ.